Các Dòng Kéo Tỉa Chuyên Nghiệp, Nên Chọn Loại Nào?

Các Dòng Kéo Tỉa Chuyên Nghiệp, Nên Chọn Loại Nào?

Tác giả: Phu Loc Int
Ngày xuất bản: 07/11/2022
Ngày cập nhật: 30/09/2024

Kéo tỉa tóc trở thành trợ lý đắc lực không thể thiếu của người thợ tóc. Hiện nay có rất nhiều mẫu kéo với công năng khác nhau. Vì vậy,  các NTMT nên tìm hiểu hiểu kỹ và chọn cho mình những sản phẩm phù hợp với thói quen và kỹ thuật sử dụng của mình.

 

Chọn kéo tỉa nào phù hợp?

Trên thị trường hiện nay có bốn loại kéo tỉa cơ bản là kéo tỉa răng U,  răng V, răng thẳng và răng cong.

1. Kéo tỉa răng U

Có lưỡi cắt mảnh với răng chữ U tạo ra các rãnh cong theo dạng hình chữ U. Những răng này giúp làm mảnh tóc và tạo ra sự chuyển động tự nhiên và nhẹ nhàng. Loại kéo này được sử dụng để tạo ra các lớp tóc, làm mảnh đuôi tóc, và tạo sự nhẹ nhàng cho kiểu tóc.

Chất thép quyết định độ sắc và bền của cây kéo tỉa

Một mẫu kéo tỉa răng U

2. Kéo tỉa răng V 

Có lưỡi cắt với răng hình chữ V. Các răng này tạo ra đường cắt góc với đỉnh của tóc, giúp tạo ra các lớp tóc với độ chệch nhẹ. Loại kéo này được sử dụng để tạo ra các lớp tóc với các đường cắt không đồng đều, tạo sự động và hiện đại cho kiểu tóc.

Chọn kéo tỉa theo tỉ lệ rơi tóc

Một mẫu kéo tỉa răng V đang được ưa chuộng

3. Kéo tỉa răng thẳng

Tối ưu việc tỉa mỏng tóc (thinning). Các NTMT chỉ cần thực hiện những thao tác đóng mở và nhấp kéo đơn giản là có thể tạo ra hiệu ứng mờ dần. Khả năng nhặt sạn tối ưu.

4. Kéo tỉa răng cong

Phù hợp tạo kết cấu tầng lớp bên trong khối tóc (texturizing).

Kéo răng cong hỗ trợ tỉa trượt trên mảng tóc mà không làm rứt tóc. Các NTMT có thể sử dụng kéo tỉa răng cong để ứng dụng cho các kỹ thuật tỉa chuốt, tỉa đục, giúp hairstylist dễ dàng xử lý các phần tóc thừa ở khu vực gáy, mái của khách hàng.

 

Cách kiểm tra độ căng của kéo tỉa

Khi chọn mua kéo tỉa tóc, điều cần thiết mà các thợ tóc cần thực hiện chính là quy trình kiểm tra độ căng của sản phẩm. Thực hiện việc kiểm tra độ căng của kéo tỉa như sau:

- Đưa kéo đứng thẳng, giữ nguyên lưỡi động, nâng lưỡi tĩnh lên rồi thả ra. Lưu ý kéo nhẹ tay, không nên tạo áp lực quá mạnh để tránh làm ảnh hưởng lên phần lưỡi kéo.

- Nếu lưỡi tính có hướng ~ 11 giờ, kéo có độ căng phù hợp. Kéo đạt độ căng phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo việc cắt tỉa được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả.  Điều này cũng giúp hạn chế việc trượt tóc trong suốt quá trình tạo kiểu bằng kéo tỉa.  Lưỡi kéo cũng cần đảm bảo đạt độ sắc bén để tạo hiệu suất cao trong quá trình sử dụng.

 

Một số lưu ý khi chọn mua kéo tỉa tóc

Để chọn mua được sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thợ tóc, dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà các thợ tóc cần biết.

1. Tỷ lệ rơi tóc

Tỷ lệ rơi tóc là tỉ lệ tóc rơi trên 1 lần nhấp kéo. Tỷ lệ rơi tóc quyết định bởi thể tích tạo nên giữa các răng nhỏ và bề mặt cắt. Đây là thông số được cung cấp bởi nhà sản xuất khi tạo ra từng dòng kéo tỉa với từng mục đích sử dụng khác nhau.

Thông thường, tỉ lệ rơi tóc lý tưởng của kéo cắt tỉa là từ 15%-25%. Tỷ lệ này giúp dễ dàng kiểm soát lượng tóc mất đi, tạo độ tự nhiên, hạn chế lộ vết cắt.

Đây cũng là tỷ lệ lý tưởng giúp các thợ tóc tạo hiệu ứng Layer mềm mại. hạn chế lượng tóc bị loại bỏ so với việc sử dụng kéo tỉa thông thường. Đây là chi tiết đáng để các thợ tóc lưu tâm bởi với những chất tóc yếu, dễ gãy rụng thì việc có thể kiểm soát dễ dàng lượng tóc bị cắt đi cũng phần nào bảo vệ và duy trì mái tóc bóng khỏe cho khách hàng.

 

Nhiều mẫu kéo tỉa tóc với công năng khác nhau

Chọn kéo tỉa tóc răng V và có tỉ lệ rơi tóc trong khoảng 15-30% để dễ kiểm soát lượng tóc mất đi trong quá trình cắt tỉa

Xem thêm:

 

2. Số lượng lưỡi lược và lưỡi cắt

  • Kéo tỉa tóc 1 răng: Là loại kéo có cấu tạo một bên là lưỡi thường, một bên là răng thưa. Tùy theo độ thưa của bên răng còn lại sẽ quyết định tỉ lệ tóc bị tỉa trong khoảng từ 15 - 50%. Những người thợ cắt tóc thường sử dụng loại kéo này để tỉa tóc cho nam giới.
  • Kéo tỉa tóc 2 răng: Đây là loại kéo được làm răng ở cả hai đầu lưỡi kéo. Vì cả hai đầu đều có răng nên tỉ lệ tóc bị tỉa sẽ ít hơn, chỉ ở mức từ 10 - 15%. Khi sử dụng loại kéo này thì sẽ giúp cho mái tóc trông tự nhiên hơn nhưng người thợ cần thực hiện thao tác bấm tỉa nhiều hơn so với loại 1 răng. Thông thường kéo tỉa tóc 2 răng được sử dụng khi tỉa tóc cho nữ.

3. Thiết kế răng lược lớn

Trên kéo tỉa thường có nhiều răng lược. Sự khác biệt giữa các kéo cắt tỉa thường nằm ở thiết kế của các răng lược lớn và các răng nhỏ trên răng lớn.

  • Răng lớn thẳng: Kéo tỉa răng thẳng tối ưu việc tỉa mỏng tóc (thinning). Các NTMT chỉ cần thực hiện những thao tác đóng mở và nhấp kéo đơn giản là có thể tạo ra hiệu ứng mờ dần. Khả năng nhặt sạn tối ưu. Thường dùng với tóc nam

Răng lớn cong: Kéo tỉa răng cong phù hợp tạo kết cấu tầng lớp bên trong khối tóc (texturizing). Kéo răng cong hỗ trợ tỉa trượt trên mảng tóc mà không làm rứt tóc. Các NTMT có thể sử dụng kéo tỉa răng cong để ứng dụng cho các kỹ thuật tỉa chuốt, tỉa đục, giúp hairstylist dễ dàng xử lý các phần tóc thừa ở khu vực gáy, mái của khách hàng.

4. Số lượng răng lược lớn

Số lượng răng lược trên kéo tỉa không quyết định tỷ lệ rơi tóc, song quyết định hiệu ứng của thành phẩm. Kéo càng nhiều răng lớn sẽ càng ít tạo ngấn và răng cưa, thay bằng hiệu ứng mềm mại hơn cho tóc.

Kéo tỉa có răng hẹp với trên 24 chiếc răng là một lựa chọn phù hợp cho hầu hết các kiểu tóc. Với số lượng răng trên 24 chiếc, kéo tỉa có thể cắt tóc một cách chính xác và đồng đều, mang lại kết quả tóc uyển chuyển, linh hoạt, ít ngấn và đường zigzag.

Nếu chất tóc cần tạo kiểu thuộc dạng dày và cứng, mẫu kéo tỉa nên được chọn lựa chính là loại có phần răng tỉa lớn, số lượng răng ít và có độ sắc bén ổn định. Loại kéo ít răng hơn sẽ hợp để tỉa tóc nam.

5. Thiết kế răng nhỏ

Trên mỗi răng lớn thường các răng nhỏ. Hình dáng của những răng nhỏ này quyết định hướng và góc cắt của kéo tỉa.

  • Kéo tỉa răng U: Các rãnh cong hình chữ U thường phù hợp cắt tóc theo phương vuông góc, vuốt thẳng theo sợi tóc. Nhược điểm của kéo răng U là gây mắc tóc, bứt tóc khi cắt nhanh. Tuy nhiên kiểu kéo này thường được ưa chuộng với tóc nam.
  • Kéo tỉa răng V: Các rãnh cong hình chữ V cho phép cắt ở nhiều góc độ, hợp tỉa tóc nữ. Các răng này tạo ra đường cắt góc với đỉnh của tóc, giúp tạo ra các lớp tóc với độ chệch nhẹ. Loại kéo này được sử dụng để tạo ra các lớp tóc với các đường cắt không đồng đều, tạo sự động và hiện đại cho kiểu tóc

Trên răng lớn thường có từ 0 - 5 răng nhỏ. Số lượng răng nhỏ quyết định hiệu ứng mềm mại của tóc.

6. Thiết kế chuôi kéo

Chuôi kéo tỉa phải đem lại cho thợ tóc cảm giác cầm nắm thoải mái và phải đảm bảo vừa vặn với kích thước của ngón tay người thợ tóc.

Với kiểu quai offset, ngón trỏ và ngón giữa di chuyển thoải mái, tự do và linh hoạt, trong khi phần chuôi đỡ ngón được đỡ thoai thoải và thậm chí hỗ trợ cảm giác an toàn khi thu kéo vào lòng tay. Quai cầm offset cũng phù hợp nhất để kéo dài sức bền làm việc của người sử dụng.

Chuôi kéo cần có trọng lượng nhẹ để làm giảm áp lực lên phần đầu ngón tay khi cần phải thực hiện thao tác đóng mở kéo liên tục. Chuôi kéo cần phải đảm bảo cầm nắm tốt, hạn chế tình trạng trơn trượt có thể vô tình gây nguy hiểm không mong muốn cho người sử dụng và cả khách hàng.

7. Chất thép

Chất thép quyết định 90% độ sắc và độ bền của cây kéo. Vật liệu thường được ưu tiên chọn lựa để sản xuất kéo chất lượng cao chính là thép Nhật. Thép Nhật là oại thép không gỉ được sản xuất từ sắt thêm khoảng 1% carbon và ít nhất 10% crom có đặc trưng chịu được lực va đập tốt, giúp kéo dài tuổi thọ của các dòng sản phẩm kéo cắt tỉa.

Đặc biệt, lưỡi kéo được làm từ thép Nhật thường được gia công tỉ mỉ để đảm bảo sản phẩm đạt độ chính xác cao trong quá trình tạo kiểu. Quá trình gia công tinh xảo giúp cho lưỡi kéo hoạt động trơn tru mà không gây ra hiện tượng va vấp, có thể vô tình làm sứt mẻ lưỡi kéo.

Thông thường các sản phẩm được sản xuất từ thép chuyên dùng làm thiết bị cắt (kiếm, dao và kéo...,) được sản xuất tại Nhật Bản, cùng với quy trình xử lý nhiệt (Tôi) theo phương pháp hiện đại và đáp ứng theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất thép giúp sản phẩm đạt độ cứng và độ bền tối đa. 

 

 

Bài viết trên đây đã giới thiệu tới các NTMT một số yếu tố và lưu ý quan trọng để chọn lựa được mẫu kéo tỉa tóc ưng ý. Dựa trên tỉ lệ rơi tóc, chất liệu, thiết kế, độ căng lưỡi kéo, các thợ tóc sẽ chọn mua được sản phẩm đáp ứng công năng và hiệu suất mà mình mong muốn.

0 đánh giá Các Dòng Kéo Tỉa Chuyên Nghiệp, Nên Chọn Loại Nào?

0
Chọn đánh giá của bạn

Bài viết khác

Hướng Dẫn Chọn Kéo Cắt Tóc Tốt Và Gợi Ý Một Số Thương Hiệu
10/11/2022

Hướng Dẫn Chọn Kéo Cắt Tóc Tốt Và Gợi Ý Một Số Thương Hiệu

Mỗi cây kéo sẽ có thiết kế và công năng riêng phù hợp với từng kỹ thuật cắt khác nhau. Một cây kéo tốt không chỉ đòi hỏi chất lượng…
Xem thêm →
6 Sai Lầm Cơ Bản Khi Chọn Mua Kéo Cắt Tóc
13/11/2022

6 Sai Lầm Cơ Bản Khi Chọn Mua Kéo Cắt Tóc

Mỗi thiết kế chi tiết của cây kéo đều mang lại hiệu suất cao nhất khi NTMT sử dụng nên chọn sai kéo sẽ không đáp ứng được những kỹ…
Xem thêm →
Sự Khác Nhau Giữa Tông Đơ Wahl Bản Nội Địa Và Bản Quốc Tế
22/11/2022

Sự Khác Nhau Giữa Tông Đơ Wahl Bản Nội Địa Và Bản Quốc Tế

Tông đơ nội địa được thiết kế dùng cho dòng điện 110V/60Hz nên khi sử dụng ở Việt Nam phải dùng thêm bộ đổi nguồn tốn kém chi phí hơn,…
Xem thêm →
Trải nghiệm kéo cắt tóc VLS ngay tại salon của bạn
26/10/2022

Trải nghiệm kéo cắt tóc VLS ngay tại salon của bạn

Giờ đây các nhà tạo mẫu tóc thỏa sức lựa chọn kéo cắt tóc VLS ngay tại salon của mình.
Xem thêm →
khắc tên lên tông đơ
09/10/2022

Khắc Tên Lên Tông Đơ Cắt Tóc - In Đậm Dấu Ấn Riêng

Đối với barber, tông đơ cắt tóc như một cánh tay đắc lực trong quá trình làm nghề, và việc khắc tên lên tông đơ cũng trở thành điểm nhấn…
Xem thêm →
hướng dẫn cắt fade
06/10/2022

Kỹ Thuật Cắt Fade Đẹp Từ Barber Nguyễn Khắc Ly

Để fade được những kiểu tóc đẹp, ngoài việc chọn lựa cho mình một cây tông chất lượng, các baber cũng cần thao tác chuẩn qua các bước trong hướng…
Xem thêm →